*
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.


You are not connected. Please login or register

đời anh phi công

+2
Admin
Jay.votinh
6 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1đời anh phi công  Empty đời anh phi công Tue May 17, 2011 9:02 pm

Jay.votinh

Jay.votinh
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

Đời lính bay

<table style="border-collapse: collapse;" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0">

<tr>
<td bgcolor="#ccffff"><blockquote>

“084 xin lên đường băng”
“084 lên đường băng”… “cất cánh 084”… “084 nghe tốt cất cánh”… “084 thả
càng tốt”… Giảng viên Trần Công Kiện cầm chiếc máy bay nhỏ xíu trên tay,
biểu diễn một đường bay cơ bản theo sơ đồ chằng chịt. Cạnh đó, những
tân phi công đang chăm chú lắng nghe, theo dõi. Chúng tôi cũng được mục
sở thị bài học lái này ngay… trên mặt đất. Dù vậy vẫn có cảm giác như
mình đang được bay thật sự, bởi những động tác của người lính bay hết
sức cẩn trọng và chuẩn xác.
</blockquote></td></tr></table>
° Đường tới… độ cao:

<table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0">

<tr>
<td>[You must be registered and logged in to see this image.] </td></tr>
<tr>
<td>
Một giờ học bay trên mặt đất.
</td></tr></table>

Có thể nói, không có nơi nào tuyển chọn học viên (HV) khắt khe, có tỷ
lệ “chọi” cao như ở trường Sĩ quan Không quân (SQKQ) Nha Trang. HV,
ngoài chuyện có trình độ học vấn còn phải là người có chiều cao cân đối,
không khuyết tật, không bị tim mạch, có phản xạ nhanh, thậm chí còn
không bị… sâu răng. Bởi vậy, mỗi năm, có khi đi khắp cả nước tuyển chọn
được hàng trăm người nhưng chỉ qua vòng khám sơ tuyển, nhiều người đã
phải ngậm ngùi tạm gác lại giấc mơ trở thành phi công vì những điều
tưởng chừng nhỏ nhặt như thế. Thượng tá Trần Hữu Tùng - Trung đoàn
trưởng Trung đoàn 920 kể với chúng tôi rằng, năm 1975, anh và một người
bạn nữa nộp hồ sơ thi tuyển phi công. Lần ấy, từ 200 hồ sơ khám tuyển,
người ta loại hết, chỉ còn có 2 người. Rút cuộc, trong 2 người này, chỉ
có anh là may mắn, người kia cuối cùng cũng bị loại vì… bị sâu răng. Nói
chung, để chinh phục được độ cao, phi công phải là những người mắt tinh
tai thính, vững về thần kinh, khỏe về trí lực và có bản lĩnh. Bài tập
đầu tiên của các HV thường là những bài thử về phản xạ, phản ứng qua
nhiều tình huống. Có thể là phải làm một bài tính trên một độ cao nhất
định, hoặc phán đoán chính xác một dãy số, màu sắc của vật thể chỉ trong
nháy mắt… Tất cả những “thử thách” ban đầu này đều chỉ nhằm một mục
đích duy nhất là làm cho HV quen được với cuộc sống trên cao. Khi họ có
thể tự bay được cũng là lúc họ phải đối mặt với rất nhiều tình huống cần
đến sự nhanh nhạy, trí thông minh, lòng quả cảm. Nói như nhiều phi công
có tuổi nghề lão luyện, những trục trặc kỹ thuật trong lĩnh vực hàng
không thường là những trục trặc không hề được báo trước. Bởi vậy, nghề
bay thật sự là nghề của những người đầy lòng dũng cảm.

<table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0">

<tr>
<td>[You must be registered and logged in to see this link.] </td></tr>
<tr>
<td>
084 lên đường băng.
</td></tr></table>

Bài học của giảng viên Trần Công Kiện vừa kết thúc, các HV nhanh
chóng ra sân tập thể lực. Ở đó, HV bám người vào những trục quay, thực
hiện những động tác nhào lộn nhanh như chong chóng. Người bình thường
như tôi - không có vấn đề gì về tim mạch, không bị rối loạn tiền đình,
mới đứng thử lắc lư vài vòng đã thấy đất trời chao đảo! Còn họ, vài chục
vòng quay vẫn chưa xi-nhê gì! Nguyễn Trung Kiên - chàng tân binh quê ở
tận Bắc Giang có nước da trắng hồng như con gái, thổ lộ: “Mình ước mơ
được làm phi công từ bé. Năm mình học lớp 12, tình cờ theo bạn đi xem
cậu ấy dự thi tuyển phi công, thấy thích quá nên cũng tham gia luôn. Lúc
biết tin được chọn, mình cứ ngỡ như đang mơ vậy…”. Kiên đã bay được 1
năm nay, lái thuần thục “con” L39 và cả MiG 21. Hai cậu bạn cùng khóa
với Kiên - Hoàng Hải và Mạnh Hùng cũng vậy. Ước mơ được làm phi công của
họ cũng bắt đầu từ khát vọng chinh phục bầu trời, chinh phục độ cao.
Kiên nhớ mãi lần đầu được ngồi trên chiếc máy bay thật và trực tiếp điều
khiển. Khi ấy, Kiên vừa cảm thấy sung sướng vừa hồi hộp, lo lắng. Khi
máy bay hạ cánh an toàn, Kiên lại có cảm giác khác - anh thấy mình đã
trưởng thành hơn rất nhiều… Để có được ngày trọng đại này, những HV như
Kiên đã phải trải qua những khóa huấn luyện về lý thuyết, thực hành
trong một môi trường với kỷ luật quân đội nghiêm ngặt. So với sinh viên
của các trường khác, HV của trường SQKQ có nhiều đặc điểm nổi bật nhất:
thi tuyển khó nhất, chỉ được nghỉ hè vào… mùa đông và thi tốt nghiệp ở
trên… trời (tức là hoàn thành bài bay cuối khóa). Để có được những giấc
mơ bay đúng như khát vọng của mình, trước khi trở thành phi công, họ đã
trở thành những người lính Không quân thực thụ.

° Chuyện nghề và chuyện đời thường:
<table align="left" border="0" cellpadding="5" cellspacing="0">

<tr>
<td bgcolor="#ccffff">Ngày 20-8-1959, trường Hàng
không Việt Nam được thành lập tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng), đơn vị
tiền thân là Trung đoàn 910. Khi đó, trường chuyên về huấn luyện máy bay
cánh quạt và đào tạo phi công vận tải. Năm 1965, thời kỳ Mỹ chống phá
ác liệt, trường được chuyển sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo phi công chiến đấu, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Tháng 8-1975,
trường tiếp quản sân bay Nha Trang và tại đây, trường được đổi tên thành
trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật Không quân.

Đại tá Nguyễn Quang Bộ - Phó
Hiệu trưởng phụ trách đào tạo cho biết, hiện nay trường SQKQ được xem là
cái nôi đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật lớn nhất không chỉ của
cả nước mà còn của cả khu vực Đông Nam Á.
</td>
<td height="75"> </td></tr></table>
Có lẽ, với anh Trần Hữu Tùng, hỏi về bao nhiêu lần
gặp sự cố trên không, dường như anh dễ trả lời hơn là hỏi có bao nhiêu
thời gian dành cho gia đình. Lấy vợ từ hồi anh còn là anh tân binh đóng
quân ở Biên Hòa mà mãi đến thời gian gần đây, vợ chồng anh mới quy về
một mối. Nhà anh ở đường Lê Hồng Phong nhưng ít khi anh có mặt, thi
thoảng chỉ tạt ngang xem vợ con thế nào rồi lại tất tả vào trường. Khi
nào có lệnh bay thì cứ thế mà đi biền biệt. Anh nói đùa: “Vợ con có đau
ốm thì chắc cũng chỉ nhờ hàng xóm chăm giúp thôi!” 26 năm gắn bó với
nghiệp lính bay cũng là ngần ấy thời gian anh “ăn đơn vị, ngủ đơn vị”.
Với người lính, nhiệm vụ vẫn trên hết. Bao nhiêu lần đối mặt với những
tình huống bất trắc trên không, điều đầu tiên anh nghĩ đến không phải là
cái chết, cũng không phải là gia đình - mà là nhiệm vụ. Có một lần,
chiếc máy bay do anh điều khiển chỉ còn cách đường băng khoảng 30m bỗng
dưng hỏng hệ thống vô tuyến điện, máy bay mất liên lạc hoàn toàn với mặt
đất nên anh phải bay bằng mắt thường, phải quan sát và trong đầu lập
tức có những tính toán chớp nhoáng để đối phó với tình huống xảy ra.
Nhận thấy lượng dầu của máy bay còn quá nhiều nên đường xuống bị chìm,
không theo quỹ đạo bình thường, anh Tùng quyết định tăng ga bay lại để
tiêu bớt nhiên liệu. Đó là một quyết định trong tích tắc nhưng đã giúp
anh giải quyết sự cố một cách êm thấm, an toàn. Sau này, trở thành giảng
viên, anh vẫn thường nói với các học trò của mình rằng, người phi công
khi đã ngồi lên máy bay, trong đầu chỉ nghĩ đến duy nhất: đường bay và
máy bay. Sự tập trung cao độ ấy là một đòi hỏi tất yếu của nghề, nói như
anh Tùng thì “nhiều khi làm mình bạc hết cả đầu!”. Điều tự hào của anh
và cũng như các đồng đội của anh là có một hậu phương vững chắc - đó là
những người vợ biết hy sinh, chia sẻ và quán xuyến mọi việc trong tổ ấm,
để chồng yên tâm làm nhiệm vụ.

<table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0">

<tr>
<td>[You must be registered and logged in to see this image.] </td></tr>
<tr>
<td>
Học viên trong giờ tập thể lực.
</td></tr></table>

Với lính Không quân, việc làm quen với nhiều loại máy bay không phải
là chuyện đơn giản. Họ phải thường xuyên học chuyển loại để tiếp cận với
nhiều loại máy bay hiện đại hơn. Ở trường SQKQ, một giảng viên có khi
chỉ dạy 3 - 4 HV trong nhiều năm nhưng để đến ngày “hái được quả” thì
cũng nhiều gian truân, khổ luyện. Đó là một cái nghề không phải cứ học
là nghiễm nhiên bay được, cũng chưa chắc đã là phi công giỏi sẽ thành
giảng viên hay. Cái khó của người giảng viên là vừa phải làm phi công
vừa phải làm thầy. Nhưng để truyền đạt hết kiến thức, kinh nghiệm cho
trò thì thầy phải là người hiểu trò hơn ai hết, nhất là về tâm lý. Bởi
vậy, chuyện đào tạo được trò thành phi công giỏi, nhiều khi cũng làm
thầy “bạc hết cả đầu”. Có lần thượng tá Trần Hữu Tùng chỉ huy dưới mặt
đất, khi HV thao tác bay gặp trục trặc, dù anh đã lệnh liên tục, hướng
dẫn tỉ mỉ nhưng vẫn không thấy trò làm theo. Đến khi hạ cánh an toàn,
anh hỏi: “Lúc nãy trên máy bay có nghe chú nói gì không?”, trò cũng
thành thật đáp: “Dạ, cháu có nghe nhưng lúc ấy không hiểu sao tay chân
cứ cứng đơ ra, không điều khiển nổi”. Áp lực căng thẳng là chuyện thường
ngày trong nghề. Bởi vậy, bài học đầu tiên mà các giảng viên thường hay
truyền lại cho học viên là phải lập trình sẵn trong đầu mọi chuyện,
phải tập trung cao độ, tránh phân tâm. Có HV tiếp cận kiến thức thì
nhanh nhưng đến khi bay lại không trụ được vì họ không đủ bản lĩnh,
thiếu phản xạ để xử lý các tình huống trên không. Bởi vậy, không hề ngoa
khi nói phi công là mẫu người mang trong mình nhiều tố chất hoàn hảo
nhất: gan dạ, thông minh, bản lĩnh và… đắt giá nhất! Người ta thường nói
đùa: người phi công nặng bao nhiêu ký thì trị giá bằng bấy nhiêu ký
vàng! Chi phí cho con người, trang bị kỹ thuật, chi phí đào tạo… để
thành một phi công, nhiều khi không thể tính bằng tiền.
Một ngày ở trường SQKQ, chúng tôi đã phần nào
cảm nhận được trọng trách, nhiệm vụ, tình cảm của những người lính Không
quân luôn mang trong mình khát vọng làm chủ bầu trời. Tôi cảm nhận được
họ chính là hình ảnh của những người lính thời bình, cũng mang trong
mình bản lĩnh thép, phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ. Khát vọng của họ
không chỉ là khát vọng chinh phục độ cao, mà cao hơn đó còn là trọng
trách giữ cho vùng trời quê hương, Tổ quốc được bình yên. Biết đâu trong
số họ còn ấp ủ những giấc mơ lớn hơn, biết đâu trong số họ sau này sẽ
là một Gagarin, một Phạm Tuân… được ghi tên vào hành trình chinh phục vũ
trụ? Có thể lắm chứ.

2đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Tue May 17, 2011 9:05 pm

Jay.votinh

Jay.votinh
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

mọi người thấy sự hi sinh , vát vả của anh phi công chưa..... Sao tớ hâm mộ các ấy quá
tớ cũng muốn làm phi công..

3đời anh phi công  Empty Admin Tue May 17, 2011 9:11 pm

Admin

Admin
Admin

Jay.votinh

có vẻ rất hôm mộ đời người lính lái máy bay nhỉ??

https://myclass12a12.forumvi.com

4đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Tue May 17, 2011 9:12 pm

Na

Na
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

ặc. chả hiểu rì luôn Sad . mà tớ tưởng phi công phải đẹp trai mà.. sao mấy anh này..... í Shocked

5đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Wed May 18, 2011 9:03 pm

Jay.votinh

Jay.votinh
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

trời đẹp trai có người yêu sẽ không thích làm phi công đâu


lên vậy đó ... bạn chẳng hiểu j cả
clown

6đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Wed May 18, 2011 9:06 pm

Na

Na
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

Jay.votinh đã viết:trời đẹp trai có người yêu sẽ không thích làm phi công đâu


lên vậy đó ... bạn chẳng hiểu j cả
clown



ừa. tớ k hiểu rì cả Sad Sad Sad Sad

7đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Wed May 18, 2011 9:45 pm

Jay.votinh

Jay.votinh
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

Các bạn đọc xong có thấy thương anh phi công không


thật là vất vả mà vì Tổ quốc nữa

vợ con thì .........

8đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Fri May 20, 2011 11:32 am

Na

Na
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

Jay.votinh đã viết:Các bạn đọc xong có thấy thương anh phi công không


thật là vất vả mà vì Tổ quốc nữa

vợ con thì .........

tớ tình nguyện làm vợ anh í :">~

9đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Fri May 20, 2011 12:18 pm

vitcon

vitcon
thiên sứ
thiên sứ

Jay.votinh đã viết:Các bạn đọc xong có thấy thương anh phi công không


thật là vất vả mà vì Tổ quốc nữa

vợ con thì .........
bó tay thui hic lam phi công khổ lắm................. Evil or Very Mad Evil or Very Mad Evil or Very Mad

10đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Fri May 20, 2011 1:45 pm

Na

Na
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

làm phi công k khổ đâu. sướng mà.. đc nhiều tiền mà :-BD

11đời anh phi công  Empty Jay.N Wed May 25, 2011 6:03 pm

xuan_nguyen_hp


Cấp 4
Cấp 4

DuNG La bo Chiu Thay . Lam veo qua Di

12đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Fri May 27, 2011 4:29 pm

Jay.votinh

Jay.votinh
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

A.......Lại là Jay_N ý mày là sao???????????????

mày đợi đấy giờ tao không còn quyết tâm làm phi công nữa rồi không thì chết nha cu

tao lém bom nhà mày BUZZ ? cherry BUZZ cherry lol! lol!

13đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Fri May 27, 2011 4:38 pm

tuân...còi

tuân...còi
Cấp 4
Cấp 4

hay đấy,hay mình cũng đi làm phii công như trùm nhở Wink) Razz Razz

14đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Fri May 27, 2011 4:45 pm

Jay.votinh

Jay.votinh
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

hay đấy ......... tháng 11 này anh em JAY đi xét tuyển phji công hết đi Smile Smile Smile Smile Smile

còn 5 tháng nữa tập luyện dần là vừa bounce bounce bounce bounce bounce

cố lên...

15đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Sat May 28, 2011 6:19 am

tuân...còi

tuân...còi
Cấp 4
Cấp 4

hê hê....
Chẳng có nhẽ Razz Razz Razz Razz Razz Razz Razz Razz Razz

16đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Sat May 28, 2011 12:03 pm

Jay.votinh

Jay.votinh
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

thi xong tốt nghiệp là ok nha

17đời anh phi công  Empty Re: đời anh phi công Sat Jul 02, 2011 4:35 pm

Jay.votinh

Jay.votinh
ĐẠi thiên thần
ĐẠi thiên thần

hazz.......hazz....phi công ơi..sao mà khổ thế này chứ....

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết